quy trình sản xuất gỗ ghép hiện đại - 6 bước tiêu chuẩn

6 bước tiêu chuẩn trong quy trình sản xuất gỗ ghép hiện đại

Các sản phẩm tấm gỗ ghép thanh được ứng dụng rộng từ các công trình lớn cho đến nội ngoại thất, đồ gia dụng gia đình. Để đáp ứng nhu cầu ngày một càng của người tiêu dùng, quy trình sản xuất gỗ ghép phải đạt chuẩn, sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng, sự chắc chắn và độ bền cao. Nếu bạn đang thắc mắc một quy trình tiêu chuẩn cần đảm bảo các bước và khâu nào, hãy cùng Cơ Khí Hồng Ký tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Giới thiệu gỗ ghép thanh

quy trình sản xuất gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh chỉ mới được du nhập về Việt Nam vài năm gần đây. Tuy nhiên trên thế giới chúng đã xuất hiện từ rất sớm.

Những thanh gỗ ghép mang lại ứng dụng rộng rãi, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa nguồn nguyên liệu như các cành ngọn, khúc gỗ nhỏ trong khai thác. Với nhiều ưu điểm nổi bật như độ ẩm thấp, cách âm, cách nhiệt, giá thành rẻ, chúng được sử dụng trong chế biến đồ dùng, nội ngoại thất tại nhiều công trình từ bình dân co đén cao cấp. Điển hình như hội trường, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, phòng khách, phòng ngủ các gia đình...

Cấu tạo của gỗ thanh ghép

Nguyên liệu trong quy trình sản xuất gỗ thanh ghép là gỗ tự nhiên như cẩm lai, giáng hương, căm xe… Bên cạnh đó, đối với nhóm khách hàng tầm cao, nội ngoại thất cao cấp sẽ sử dụng gỗ xuất khẩu như Sồi, Óc chó, Tần Bì, Trăn… 

Nhìn chung cấu tạo của gỗ thanh ghép rất đơn giản, bao gồm:

  • Thanh gỗ tự nhiên: Các thanh gỗ có kích thước nhỏ và được ghép theo từng kiểu nhất định để tạo thành thành phẩm. 
  • Keo dính: Để tăng thêm độ kết dính và chắc chắn cho các tấm gỗ, nhà máy sẽ sử dụng keo chuyên dụng như Urea Formaldehyde (Dùng cho gia công nội thất), Polyvinyl Acetate, Phenol Formaldehyde (Gia công vật liệu ngoại thất)… 

Ưu nhược điểm của gỗ thanh ghép

ưu nhược điểm của gỗ ghép

Gỗ ghép là giải pháp cho vấn đề cạn kiệt gỗ tự nhiên

Ưu điểm của gỗ ghép thanh:

  • Đa dạng mẫu mã, kích thước khác nhau.
  • Bề mặt được làm mịn, phủ bóng và xử lý tốt. Giúp giữ màu lâu hơn và hạn chế trầy xước do va đập, tác dụng của ngoại lực.
  • Hạn chế các vấn đề về ẩm mốc, mối mọt và cong vênh.
  • Giá thành thấp hơn 15-35% so với gỗ tự nhiên nguyên khối. Phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số người dân Việt Nam.
  • Độ bền cao khi được sản xuất bởi quy trình đảm bảo áp dụng máy móc hiện đại và keo dán chắc chắn.
  • Sử dụng vật liệu từ rừng trồng, tận dụng tối đa nguyên liệu có kích thước nhỏ lẻ, không đồng nhất. Giải quyết nỗi lo về cạn kiệt gỗ tự nhiên.

Bên cạnh những điểm cộng, loại gỗ ghép này vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

  • Các tấm ván gỗ không có sự đồng đều về màu sắc, chủng loại.
  • Đường vân không được đẹp, bắt mắt.

Quy trình sản xuất gỗ ghép thanh

Sau khi trải qua quy trình phơi khô, hấp sấy, tẩm ướt chất phụ gia bảo quản trên dây chuyền công nghệ hiện đại, những thanh gỗ nhỏ sẽ được chuyển sang cửa, đánh ráp và phủ sơn trang trí. Cuối cùng là đưa vào sử dụng với từng mục đích khác nhau như trong sản xuất nội thất, ván sàn, mỹ nghệ… 

Trên thị trường hiện có 4 cách thức ghép gỗ, tuy nhiên về quy trình sản xuất đều thực hiện theo các bước tiêu chuẩn trong quy trình sản xuất gỗ ghép sau đây:

Bước 1: Cưa gỗ thành những kích thước tiêu chuẩn

Gỗ nguyên liệu được thu hạch từ các cơ sở cung cấp sau khi chuyển về nhà máy sẽ bắt đầu tiến hành công đoạn sơ chế. Công nhân sử dụng máy chuyên dụng như máy cưa lọng đứng, chia nhỏ gỗ cỡ lớn thành thanh có kích thước tiêu chuẩn.


Bước 2: Tẩm sấy thanh gỗ

Đây là bước quan trọng giúp loại bỏ nước còn thừa trong thân gỗ. Nhờ đó giúp loại bỏ các tác nhân gây nên tình trạng mối mọt, ẩm mốc, tăng tuổi thọ cho sản phẩm sau hoàn thiện. Khâu tẩm sấy sử dụng máy móc, chất phụ gia chuyên dụng sẽ giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức hơn việc phơi khô tự nhiên.

Bước 3: Ghép gỗ thành những tấm ván lớn

Từng thanh gỗ sau khi được tấm sấy về độ ẩm tiêu chuẩn sẽ được chuyển sang máy ép để ghép chặt theo các kiểu được cài đặt mặc định trước. Theo đó có 4 kiểu gỗ ghép đó là:

  • Ghép ván ngang: Tấm ván được tạo nên từ nhiều thanh gỗ song song nhau. Chúng có thể khác chiều rộng nhưng bắt buộc phải cùng chiều dài. Để làm được điều này cần phải sử dụng các loại máy chuyên ghép ván ngang như máy ghép ván cao tần.
  • Ghép mặt hay còn gọi là ghép finger, ghép nối đầu: Tấm ván có cấu tạo bao gồm các thanh gỗ xẻ răng cửa ở 2 đầu và ghép thành nhiều thanh cùng chiều dài. Chúng được ghép song song và chỉ lộ các vết răng ghép trên bề mặt.
  • Ghép cạnh: Các thanh gỗ ngắn xẻ hình răng lược 2 đầu được gắn song song với nhau tạo thành tấm ván gỗ. Cách ghép này cũng tương tự như ghép mặt.
  • Ghép giác: Tấm gỗ được thành từ nhiều thanh ngắn xẻ theo hình vẽ ở 2 đầu. Sau đó ghép thành các thanh có cùng chiều dài và song song với nhau.

Bước 4: Xử lý khô keo

Các thanh gỗ được ghép với nhau thành tấm lớn. Để tăng độ chắc chắn công nhân sẽ sử dụng keo chuyên dụng để kết dính ở các mối ghép.

Bước 5: Làm nhẵn bề mặt

chà nhám gỗ

Sử dụng giấy ráp hoặc máy chà nhám để làm mịn bề mặt. Mang lại cảm giác mướt, hạn chế các vết nhám làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và cảm nhận của người dùng.

Bước 6: Gia công hoàn thiện quy trình sản xuất gỗ ghép

Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất gỗ ghép đó là phủ sơn. Tùy vào từng nhu cầu, mục đích sử dụng có thể chọn phủ sơn hàng thiện, Veneer, Laminate... Chúng không chỉ có tác dụng mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn hạn chế trầy xước, giữ cho màu sơn được bền lâu trong quá trình sử dụng.

Ưu nhược điểm của gỗ thanh ghép

Nội ngoại thất, đồ gia dụng, mỹ nghệ được làm từ gỗ luôn gắn liền với sự đẳng cấp và sang trọng. Nó không chỉ là xu hướng trang trí phát triển của cuộc sống hiện đại mà còn mang lại sự gần gũi, giúp con người hòa mình cùng thiên nhiên.

Bên cạnh đó, trong quan niệm phong thủy, gỗ tượng trưng cho màu xuân, sự sinh sôi, nảy lộc, đâm chối kết lá. Chúng mang lại sự cân bằng và điều hòa năng lượng, thu hút vận may, mang lại tài lộc và điều tốt lành đến cho gia chủ.

Gỗ ghép có cấu tạo từ các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ. Nhìn chung chúng vẫn vẫn mang nét đẹp sẵn có của gỗ tự nhiên, từ màu sắc, đường vân cho đến mùi hương. Không chỉ giúp người dùng tiết kiệm chi phí so với gỗ nguyên khối, chúng còn hội tụ hàng loạt các ưu điểm như độ bền cao, chống thấm, cách âm, cách nhiệt… 

Gỗ ghép ngày càng được sử dụng phổ biến tại mọi công trình, từ khách sạn, nhà hàng cho đến nhà dân. Bạn có thể ứng dụng chúng làm các món đồ nội thất sau đây:

  • Thiết kế đồ gia dụng, nội thất gia đình: bàn trà, kệ gỗ, tủ bếp, giường ngủ, cầu thang, bàn ghế, kệ sách, kệ treo tường… 
  • Thiết kế nội thất tại các cửa hàng, showroom trưng bày, văn phòng công ty…
  • Ngoại thất hoặc trang trình các công trình ngoài trời.
  • Sàn gỗ gia đình, văn phòng
  • Khung tranh ảnh treo tường
  • Đồ thủ công mỹ nghệ, phong thủy dùng để trang trí

Quy trình sản xuất gỗ ghép ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thành phẩm. Bởi vậy, để đảm bảo độ bền, khả năng chống thấm, cách âm, cách nhiệt cũng như tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, các xưởng gỗ nên đầu tư dàn máy móc hiện đại, tiên tiến ngay từ đầu. Để được tư vấn các loại máy phù hợp trong từng khâu và quy trình sản xuất, chế biến đồ gỗ, mời quý khách liên hệ với Cơ Khí Hồng Ký.

Thông tin liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Hồng Ký

Nhà máy: Ấp 4, xã Hữu Thạnh, Huyện Đức Hòa, tình Long An

Văn phòng: 38 Tây Lân, KP7, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TPHCM

  • Hotline: 1900 636 536 
  • Website: hongkywoodworking.com


Bài viết liên quan
Máy phay mộng là gì? Cấu tạo và đặc điểm của máy phay mộng
Máy phay mộng là gì? Dụng cụ này đóng vai trò gì trong việc sản xuất đồ gỗ nội thất? Hồng Ký sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm này.
Gỗ công nghiệp là gì
Gỗ công nghiệp là gì? Loại gỗ công nghiệp nào thường dùng nhiều khi trang trí nội thất?,..Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp đầy đủ và chi tiết nhất qua bài viết dưới!
Các phụ kiện cần có trong xưởng
Các phụ kiện cần có trong xưởng gồm bao gồm những món nào? Mời bạn cùng Cơ Khí Hồng Ký tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nhật ký thay nhám - công cụ quan trọng trong việc đánh giá và cải tiến quy trình sản xuất
Nhiều nhà máy lớn nhỏ đều có nhật ký bảo dưỡng, bảo trì máy móc nhằm đảm bảo duy trì máy hoạt động tốt. Như vậy, các nhà máy sản xuất đồ nội thất gỗ có nghĩ rằng lập nhật ký thay nhám cho toàn bộ các máy chà nhám chổi, máy chà nhám thùng có cần thiết không? Nhật ký thay nhám thật sự rất cần thiết vì nó là một tài liệu quan trọng trong quá trình sử dụng
10 xưởng gỗ lớn tại Hà Nội
TOP 10 xưởng gỗ lớn tại Hà Nội uy tín, chất lượng nhất hiện nay là gì? Để tìm kiếm câu trả lời, hãy CLICK xem ngay bài viết dưới đây của chúng tôi!!

Địa chỉ: Ấp 4, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An
Nơi giao dịch: 38 Tây Lân, KP7, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TPHCM

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ HỒNG KÝ.
GPĐKKD số 1101181435 do Sở KHĐT Long An cấp.